Người lớn mắc bệnh cũng diễn biến nặng
BSCKII Trần Thị Kim Anh, Trưởng khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, khoa đang điều trị nội trú và ngoại trú cho 10 bệnh nhân mắc thủy đậu, trong đó có cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đáng nói, có trường hợp người lớn diễn biến nặng, nhập viện điều trị 7 ngày. Đó là trường hợp chị Đ.T.T.H. (Dương Nội, Hà Nội).
Chị H. cho biết, khi mới mắc thủy đậu, chị bị sốt, đau đầu, đau họng và ngứa rát toàn thân, khắp người nổi nhiều nốt phỏng, phải nhập viện điều trịFrom: nhà cái casino online. Sau 7 ngày điều trị tại bệnh viện, các nốt phỏng thủy đậu vẫn còn xuất hiện nhiều trên mặt và toàn thân.
BS Kim Anh cho biết, qua khai thác tiền sử, chị H. chưa từng tiêm phòng thủy đậu.
Tại khoa Nhi cũng đang điều trị cho một bệnh nhi 9 tháng tuổi mắc bệnh nhưng chưa được tiêm phòng. Bé bị biến chứng viêm phổi phải nhập viện điều trị.
Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, thời gian qua cũng tiếp nhận các ca bệnh mắc thủy đậu kèm theo bệnh lý nền đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thượng thận…
Như trường hợp bệnh nhân V.T.O. (Nam Định) được chuyển đến viện trong tình trạng thủy đậu bội nhiễm viêm phổi; nhiễm khuẩn tiết niệu; đái tháo đường type 2; tăng huyết áp; rối loạn Lipid máu.
Bệnh nhân O. đã bị bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp đã 7 năm, thường xuyên khám và điều trị theo đơn của Bệnh viện Nội Tiết Trung ương, đường huyết kiểm soát tốt.
Một tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân có tiếp xúc với hai học sinh mắc bệnh thủy đậu, sau đó sốt cao 38-39 độ C kèm các nốt phỏng nước ở miệng họng và rải rác toàn thân, đa lứa tuổi, đa kích thước.
Bệnh nhân tự uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ, xuất hiện thêm tình trạng đau rát họng, ho nặng tiếng, ho nhiều, đờm vàng đục, đau nhức đầu và toàn thân. Trên da bệnh nhân xuất hiện nhiều nốt phỏng đã vỡ viêm tấy đỏ và có mủ, kèm theo tiểu tiện khó, tiểu buốt rắt….
ThS.BS Phạm Hồng Quảng, Phụ trách khoa Bệnh Nhiệt đới cho biết, bệnh nhân bội nhiễm do thủy đậu, có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc trên nền bệnh đái tháo đường.
Người bệnh đã được xử trí tích cực ngay lúc nhập viện bằng việc bù nước điện giải bằng đường truyền và uống, hạ sốt, kháng sinh tiêm truyền đặc hiệu chống bội nhiễm, thuốc ức chế virus Acyclovir đồng thời được tích cực kiểm soát đường huyết, huyết áp và các triệu chứng đi kèm…
Cẩn trọng ở bệnh nhân sức đề kháng kém
BSCKII Nguyễn Thùy Dương, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông khuyến cáo, để phòng chống bệnh thủy đậu, người dân cần vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ; sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng; vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Cần tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 9 tháng tuổi để phòng bệnh tránh lây lan. Tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà, tránh bệnh tiến triển nặng.
BS Phạm Hồng Quảng cho biết, bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp, thường gây các chùm ca bệnh, các ổ dịch nhỏ rải rác và đa phần là lành tính. Tuy nhiên trên những người bệnh có bệnh lý mạn tính, sức đề kháng kém như đái tháo đường, suy thận, suy thượng thận… bệnh dễ gặp các biến chứng như bội nhiễm da, mô mềm, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… làm bệnh tiến triển nặng.
“Ngoài bệnh thủy đậu, khoađang điều trị nhiều bệnh nhân có bệnh lý nền nội tiết mắc các bệnh truyền nhiễm khác như cúm A, Covid-19, lao phổi, sốt xuất huyết, sốt do nhiễm rickettsia… một số bệnh nhân nặng, nguy cơ trở nặng”, BS Quảng cho biết.
Vì thế, những người mắc các bệnh lý nội tiết như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thượng thận… không nên chủ quan khi bị mắc các bệnh cấp tính như cúm A, B, Covid-19, sốt xuất huyết, thủy đậu… Khi có dấu hiệu cần đi khám sớm, được điều trị tích cực để phòng nguy cơ biến chứng.
Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.
Khi bị bệnh thường, bệnh nhân thường có các biểu hiện như mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt phỏng nước (bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân).